Wednesday, April 13, 2016


Nguồn mạch sự sống









Nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten đã tái hiện cuộc đời hoang dại và đầy bi kịch của những đứa trẻ vốn lớn lên cùng các con thú. Những bức hình rõ nét và chân thực này khiến người xem không khỏi xúc động.


...


Người ta tìm thấy Shamdeo trong rừng rậm vào năm 1972, lúc đó cậu khoảng chừng 4 tuổi và đang chơi với những chú sói con. Làn da cậu bé đen sạm, móng tay cong dài, răng được mài sắc nhọn và những vết chai sần hằn sâu nơi bàn tay, khuỷu tay và đầu gối. Trông cậu không khác gì một chú sói thật sự với sở thích bắt gà, ăn đất và thèm mùi máu. Cậu bé sống rất thân thiết với lũ sói.

Shamdeo không bao giờ nói gì, nhưng đã học và có thể dùng một số ngôn ngữ ký hiệu. Cậu mất vào năm 1985. http//inspired.daikynguyenvn.com/?p=17216





Câu chuyện về Người Sói trên đây cho ta thấy rằng con người không thể chỉ sống bằng những thức ăn vật chất như con thú mà còn phải có ""thức ăn nuôi dưỡng tinh thần"" là lời Chúa, như đoạn phúc âm sau đây:





Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm C


Lời Chúa:

Lc 4,1-13


1 Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan 2 và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. 3 Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi". 4 Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa".


5 Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ 6 và nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. 7 Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!" 8 Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi".


9 Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, 10 vì có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" 11 Và còn thêm rằng: "Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá". 12 Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!" 13 Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.




"Được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ."

(Lc 4, 2)




Lạy Chúa, Xin cho con biết tuy cơm bánh là thứ rất cần để nuôi thân xác , nhưng chính là Lời Chúa mới thật là của ăn giúp nuôi dưỡng con thành người và không phải chết!


Và để nói về cám dỗ , Linh mục Nguyễn Thành Long đã có những nhận định như sau:


""Trong cuộc sống, không ai được miễn trừ cám dỗ. Tuy nhiên, điều chắc chắn là những cơn cám dỗ không nhằm khiến chúng ta sa ngã, nhưng làm cho đời sống đức tin chúng ta được trưởng thành, và trung kiên thi hành ý Chúa. Trong ý nghĩa đó, cám dỗ giúp thanh luyện ý chí, thanh luyện đức tin, đức cậy của chúng ta. Cám dỗ giúp con người chúng ta biết sống khiêm nhường và biết cậy trông vào Chúa cũng như vào ân sủng của Ngài hơn. Cám dỗ còn giúp ta lập công phúc nhờ chiến thắng các cơn cám dỗ đó.


Tắt một lời, những cơn cám dỗ có thể trở nên tuyệt vời trong hành trình nên thánh của người Kitô hữu. Vì thắng vượt được những cơn cám dỗ trong đời, làm cho các Kitô hữu tiến gần tới sự kết hiệp với Thiên Chúa toàn thiện. Niềm vui mỗi lần chiến thắng các chước cám dỗ, là niềm vui lớn lao, niềm vui vĩnh cửu.






Thế nhưng làm thế nào để có thể chiến thắng cám dỗ, vì thực tế số lần ta chiến bại nhiều hơn?


Trước hết cần phải biết mình. Biết mình là thân phận yếu đuối mỏng giòn. Kẻ nào tự phụ mình mạnh mẽ, mình vững vàng, kẻ đó dễ bị vấp ngã nhất. Biết mình có “tử huyệt” nào, điểm yếu nào khiến mình dễ sa ngã nhất. Bởi chưng, mỗi người đều có một “tử huyệt”, một chỗ hiểm riêng. Nơi người nầy là cái miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc, hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, v.v… Cần phải xác định được đâu là những “tử huyệt” của mình để cần canh phòng che chắn. Vì Satan chắc chắn biết rất rõ. Satan biết chính xác điều gì dễ khiến ta vấp ngã và hắn liên tục tìm cách đưa ta vào hoàn cảnh đó. Chính vì thế, thánh Phêrô đã cảnh giác chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).


Thứ đến là biết Chúa. Biết Chúa là Chúa Tể đời mình để biết cậy dựa vào sức mạnh của Ngài. Cậy dựa vào Ngài bằng cách sống gắn bó vào Ngài. Suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã anh dũng chiến đấu chống mọi cơn cám dỗ và Ngài đã chiến thắng rất vẻ vang. Do đó, nếu biết cậy trông vào Chúa, ta sẽ có sức mạnh để chế ngự cám dỗ.






Thực tế trong đời sống hằng ngày, nhiều khi đối diện với cám dỗ, thay vì “nói vâng” với Thiên Chúa, ta lại “nói vâng” với cám dỗ ngay từ đầu, nên ta sa ngã phạm tội, ta thua ngay trên sân nhà là cái chắc. Tất nhiên, để “nói không” với cám dỗ, với ma quỷ không phải là chuyện dễ. “Nói không” với ma quỷ, với cám dỗ, cần phải có ý chí, nỗ lực và Lời Chúa. “Nói không” với cám dỗ cần phải có sự khổ chế, chay tịnh và đặc biệt là cầu nguyện. Cầu nguyện chính là phương thế hữu hiệu nhất để có ơn Chúa trợ giúp.


Vậy nếu Thiên Chúa chờ đợi ta để giúp ta đánh bại sự cám dỗ, tại sao ta lại không chạy đến kêu cầu Ngài thường xuyên hơn? Thành thật mà nói nhiều khi ta không muốn được giúp đỡ. Hay vì ngại mà không dám kêu cầu Chúa, bởi chưng có khi ta đã chiều theo cám dỗ hết lần này đến lần khác. Sự thật thì Thiên Chúa không bao giờ chán nản hay mất kiên nhẫn đối với ta. Cho dẫu một ngày ta có kêu cầu Ngài cả 100 lần đi nữa để chiến thắng một cơn cám dỗ nào đó, thì Ngài vẫn sẵn lòng thương xót mà ban ơn.


Càng bị cám dỗ, ta càng được mời gọi cậy trông vào ơn Chúa hơn. Và mỗi khi ta kiên cường chống trả trước các cơn cám dỗ ta sẽ trở nên giống Chúa Kitô hơn. Phần thưởng lớn lao cũng đang chờ đợi ta: “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là triều thiên sự sống mà Thiên Chúa hứa ban cho những ai yêu mến Ngài.” (Gc 1,12).


Xin Chúa Giêsu cùng chiến đấu với chúng ta và thông ban Thánh Thần trợ lực, để chúng ta không lùi bước, không ngã gục, không đắm chìm trong tội lụy, nhưng được chiến thắng và được chung hưởng vinh quang với Chúa đến muôn đời. Amen.""


Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

http://www.conggiaovietnam.net/




Lạy Chúa, xin giúp con biết kiên trì vượt qua thử thách, xem cám dỗ như là những công cụ để rèn luyện ý chí và lập công phúc để càng trở nên giống Chúa hơn. Amen.

Monday, April 11, 2016

mvtinps2016@gmail.com

Biết và giữ lời

Cái chết của một Samurai và câu chuyện về cái chết của những giá trị

You are here: Home / Bài Nổi Bật / Cái chết của một Samurai và câu chuyện về cái chết của những giá trị


Photo: Cảnh trong phim “Cái chết của một Samurai”
Hara-Kiri: Cái chết của một Samurai là tên một bộ phim Nhật Bản lấy bối cảnh những năm đầu thế kỷ 17, thời Edo. Những năm đó, đất nước Nhật được hưởng một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi khi các Shogun đạt được sự kiểm soát đất nước. Chiến tranh không còn nữa, vị thế của các Samurai dần mất đi, họ buộc phải tìm kiếm cho mình những công việc khác.
Bộ phim được bắt đầu bằng hình ảnh một Samurai đến xin được thực hiện một cuộc tự sát thiêng liêng trong sân của một phủ gia tộc giàu có với lý do ông đã quá nghèo và không thể chấp nhận cuộc sống nhục nhã như vậy nữa.
Vị gia trưởng, thủ lĩnh của các Samurai, đã quyết định kể cho người đàn ông một câu chuyện, về một chàng trai trẻ cũng đến xin tự sát cách đó 3 tháng. Để thể hiện quyết tâm không thỏa hiệp với tình trạng các samurai đến xin tự sát “giả”, chỉ là một trò lừa để lấy tiền bố thí của các gia tộc, họ quyết định chấp nhận thỉnh cầu của chàng trai và thực hiện nghi thức ngay lập tức. Quyết định đó vẫn được giữ vững kể cả khi họ phát hiện ra rằng thanh kiếm của anh ta chỉ là một cây kiếm gỗ. Không ngờ yêu cầu của mình lại đáp ứng, chàng samurai trẻ hoảng sợ, và sau đó anh đã bộc lộ rằng mình chỉ cần 3 đồng ryo để về chữa bệnh cho con. Cuối cùng, sau khi yêu cầu được hoãn cuộc tự sát dù chỉ vài giờ cũng không được đáp ứng, người samurai trẻ tuổi, bằng một nỗ lực đến mức “đáng sợ”, đã tự sát thành công dù chỉ bằng cây kiếm tre của mình.
Không muốn thấy lại những câu chuyện tương tự, vị gia trưởng kia đã khuyên người đàn ông quay trở về và ông sẽ coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Người đàn ông đã kiên quyết từ chối và xin được thực hiện cuộc tự sát đó. Diễn tiến của bộ phim hé lộ rằng người đàn ông kia là bố vợ của chàng trai đã chết 3 tháng trước, và chàng trai cũng do chính ông nuôi lớn sau cái chết của bố cậu, một chiến hữu của ông. Khi xác của chàng trai được đưa về nhà, con trai anh ta vừa mới tắt thở vài phút trước. Vội vã đuổi theo người mang xác tới để tìm hiểu rõ ngọn ngành, khi quay trở về người đàn ông đã phải chứng kiến xác cô con gái nằm bên cạnh xác chồng và con trai mình.
Kết thúc của bộ phim, người chiến binh chết sau khi đã chiến đấu một cách anh dũng. Bằng thanh kiếm tre của mình, ông đã đánh bại hàng chục samurai khác, đều là những samurai sinh ra sau cuộc chiến vốn chưa từng trải qua chiến đấu thực sự. Ông đã đạp đổ bộ giáp đỏ biểu tượng cho vinh quang và danh dự của phủ, cũng là của những người chiến binh Samurai, trước sự chứng kiến của toàn bộ các chiến binh trong phủ. Câu nói của người đàn ông khi đó, “Danh dự của một chiến binh không phải là thứ chỉ để mặc lên vì mục đích trưng bày.”
Sau đó, ông tự nguyện ngừng phản kháng và nhận lấy cái chết.
Thanh kiếm, bộ giáp, hay cái chết danh dự của những samurai đều biểu tượng cho một giá trị quan trọng được tôn vinh ở Nhật Bản: lòng dũng cảm và sự trung thành của những chiến binh. Những giá trị đó đã góp phần tạo nên một sức mạnh to lớn cho nước Nhật cho đến cả cuộc chiến tranh thế giới, khi thời đại của các Samurai cũng đã qua đi.
Thế nhưng, khi quá chú tâm vào việc duy trì những thứ bề ngoài, người ta có xu hướng quên đi bản chất giá trị thực sự đằng sau những thứ đó. Bán đi thanh kiếm là nỗi sỉ nhục của một người samurai, nhưng người ta quên đi rằng thanh kiếm ấy quan trọng bởi vì nó là thứ để một chiến binh chiến đấu bảo vệ quê hương của mình. Thanh kiếm ấy liệu có ý nghĩa gì nữa khi vợ con anh không còn nữa? Người Samurai trước khi chết đã cố gắng chứng minh rằng tinh thần đấu tranh kiên cường để bảo vệ người thân yêu mới là giá trị thực sự của tinh thần võ sĩ đạo chứ không phải những thứ bề ngoài kia.

Câu chuyện về Người Samurai trong phim trên đây cho ta thấy cai chết để bảo vệ người thân yêu mới có giá trị thực của tinh thần võ  sĩ đạo.

Lời Chúa trong Thứ Năm tuần V mùa Chay  sau đây cũng nói về cái chết. Nhưng ở đây Chúa Giêsu đã loan báo tin mừng về sự Sống (không phải chết) cho những ai biết giữ lời Chúa

Thứ Năm tuần V mùa Chay

Lời Chúa: 
(Ga 8,51-59)
51 Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng: "Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết". 52 Người Do Thái lại nói: "Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: 'Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết'. 53 Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai?"
54 Chúa Giêsu trả lời: "Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Đấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. 55 Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. 56 Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng".
57 Người Do Thái liền nói: "Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao?" 58 Chúa Giêsu trả lời: "Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi".
59 Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.
(Nguồn: Uỷ ban Thánh Kinh / HĐGMVN

Lạy Chúa Xin cho con biết Chúa, và giữ lời Chúa để được sống trong nhà Chúa luôn mãi. Amen
Dưới đây là bài trích lời giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô về Sự Sống tại Quảng trường thánh Phêrô vào sáng Chủ Nhật 16-06-2013...

""Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống cho con người ""  

""Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống cho con người Nhưng rất thường khi con người không chọn sự sống, không chọn Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bới các ý thức hệ và luân lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương, việc kiếm tìm thiện ích của người khác.""Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu tham dự thánh lễ Ngày Sự Sồng, đo ngài cử hành sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, tại quảng trường thánh Phêrô."" June 23, 2013 by vncc
Giảng trong thánh lễ cử hành  Ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau:
""Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cám ơn Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống.""
 Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết"".

Lạy Chúa, xin cho con luôn mạnh mẻ để chiến thắng mọi cám dỗ, lập được nhiều công phúc và rèn luyện ý chí. Và biết vượt qua thử thách để bảo vệ sự sống quí giá mà Chúa đã ban cho chúng con. Amen.